11 Rủi ro mà Doanh nghiệp Thời trang nên quan tâm khi thực hiện chuyển đổi số

Chuyển đổi số (CĐS) hiện nay là giải pháp được ưu tiên hàng đầu của nhiều doanh nghiệp ngành nghề khác nhau, trong đó không thể thiếu các doanh nghiệp thời trang.

CĐS giúp cho các doanh nghiệp có thể tối ưu các hoạt động, tiết kiệm chi phí và tạo ra được những bước phát triển vượt ngoài mong đợi. Và áp dụng cụ thể trong ngành thời trang giúp cho các doanh nghiệp có thể đáp ứng nhanh nhất, tốt nhất các nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Từ đó gia tăng hiệu quả kinh doanh, đầu tư và tiết kiệm các chi phí.

chuyển đổi số thời trang3

Hình ảnh minh họa (Internet): CĐS trong ngành thời trang 

Ứng dụng công nghệ số trong CĐS thời trang

Chuyển đổi số tất yếu phải ứng dụng các công nghệ số. Điểm danh sơ qua một số công nghệ đã được ứng dụng như:

  • Dữ liệu lớn (Big Data): Tạo không gian dịch vụ dữ liệu phục vụ trải nghiệm cá nhân hóa.

  • Thực tế tăng cường AR: Thông qua công nghệ thực tế ảo, khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm mà không cần đến trực tiếp cửa hàng.

  • Dữ liệu AI (Trí tuệ nhân tạo AI và học máy ML): Giúp khách hàng trải nghiệm mua sắm tự động và mang tính cá nhân hóa.

  • Chatbots và ứng dụng tìm kiếm giọng nói: Công cụ hỗ trợ tìm kiếm tự động thông qua giọng nói và cải thiện kinh nghiệm mua sắm của khách hàng.

  • Tìm kiếm khách hàng thông qua nền tảng Video: Dựa trên các nền tảng video cung cấp các nội dung để khách hàng hiểu hơn, tin dùng sản phẩm, dịch vụ thương hiệu thời trang,.... 

  • Khách hàng mua sắm và thanh toán trực tuyến: Khách hàng có thể mua sắm “Online” qua chiếc smartphone và lựa chọn hình thức/ phương thức thanh toán mong muốn mà không cần trực tiếp tới cửa hàng.

  • ….

>>> Xem thêm: Các công nghệ ứng dụng trong thời trang (P1)

>>> Xem thêm: Các công nghệ ứng dụng trong thời trang (P2)

Doanh nghiệp thời trang đã thực hiện chuyển đổi số như thế nào?

Nhờ ứng dụng các công nghệ số mà quá trình thực hiện CĐS của các doanh nghiệp thời trang diễn ra thuận tiện hơn và đem lại những kết quả nhất định về mặt doanh thu cũng như danh tiếng thương hiệu.

ứng dụng chuyển đổi số

Hình ảnh minh họa: Phương pháp ứng dụng CĐS

  • Thực hiện CĐS trong quá trình bán hàng và tiếp thị

Đầu tiên là thay đổi cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Xu hướng ngày nay là nhiều người ưa thích dùng điện thoại để mua sắm quần áo trên các sàn thương mại điện tử và thực hiện thanh toán trực tuyến. Nắm bắt được nhu cầu và thói quen tiêu dùng này nhiều doanh nghiệp đã vận dụng tốt công nghệ số và đã thu hút được lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Sau khi mở rộng được phạm vi khách hàng, các doanh nghiệp đưa ra những chiến lược tiếp thị hiệu quả giúp chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng mua hàng.

  • Thực hiện CĐS trong quản lý và sản xuất thời trang

Có nhiều chiến lược bán hàng hơn sẽ có nhiều việc phải xử lý hơn. Phương pháp thiết thực là phải quản lý tốt. Vì vậy các phần mềm quản lý thời trang erp đang được 

rất nhiều doanh nghiệp “săn đón” và dần dần trở thành một phần không thể thiếu trong công việc.

Bên cạnh đó là ứng dụng công nghệ (IoT, AI, Sản xuất bền vững,..) trong quy trình sản xuất sản phẩm… 

>>> Xem thêm: Con đường chuyển đổi số của ngành thời trang diễn ra như thế nào?

11 thách thức và rủi ro khi áp dụng chuyển đối số trong doanh nghiệp thời trang

Việc CĐS là thiết yếu và cũng đem lại nhiều giá trị tích cực cho doanh nghiệp thời trang. Tuy vậy đối với các doanh nghiệp thời trang, đặc biệt là ở thị trường nước ta sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro khi mà “công nghệ” thì “khổng lồ” nhưng doanh nghiệp chưa thể hoàn toàn “tiêu hóa” được.

rủi ro khi chuyển đổi số

Hình ảnh minh họa: Những thách thức, rủi ro gặp phải trong quá trình chuyển đổi số 

  • Thiếu kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn: Vì chưa có hoặc chưa thực sự trải nghiệm sâu quá trình CĐS nên đưa ra những kế hoạch - mục tiêu không khả thi và không có đủ năng lực để quản lý những rủi ro có thể phát sinh.

  • Lựa chọn đơn vị công nghệ không phù hợp: Có rất nhiều đơn vị công nghệ cung cấp các giải pháp CĐS, cụ thể là các sản phẩm phần mềm. Lựa chọn sai đơn vị đồng hành dẫn đến việc không phù hợp với mô hình tổ chức, thậm chí là “tốn tiền”.

  • Doanh nghiệp chưa thực sự hiểu rõ CĐS và chưa có chiến lược cụ th: Vì CĐS là quá trình tất yếu nhưng nhiều doanh nghiệp chưa đủ tài nguyên, thời thế,.. đã vội vàng “theo đuổi” CĐS và áp dụng một cách máy móc quy trình công nghệ nước ngoài và quy trình của tổ chức. Thực hiện CĐS nhưng chưa thực sự CĐS.

  • Ứng dụng công nghệ mới nhưng văn hóa doanh nghiệp cũ: Điều này thuộc về tư duy của các nhà lãnh đạo khi xây dựng văn hóa CĐS. Đã có những công cụ tối ưu nhưng vẫn vận hành thủ công.

  • Thiếu teamwork và cam kết của người lãnh đạo về CĐS: Quá trình CĐS ở nhiều doanh nghiệp giống như một bước đi mạo hiểm, chưa rõ kết quả, vậy nên người lãnh đạo phải thực sự đi trước và nắm rõ được quy trình phát triển và đưa ra những cam kết để nhân viên tin tưởng. Đồng thời phải có sự phối hợp nhịp nhàng của các phòng ban, bộ phận để thực hiện CĐS thực sự hiệu quả.

  • Thiếu nhân lực nội bộ: Có sản phẩm, có công nghệ nhưng thiếu người vận hành.

  • Chi phí ứng dụng công nghệ và hạ tầng cơ sở còn thiếu: Chi phí cho công nghệ số quá lớn và cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp chưa đáp ứng được.

  • Tính bảo mật, riêng tư trong quản trị dữ liệu và an ninh mạng: Cần phải đảm bảo sự riêng tư, an toàn và các vấn đề đạo đức đối với dữ liệu khi khách tham gia vào doanh nghiệp. Đồng thời cũng giữ sự an toàn khi hoạt động trong môi trường mạng. Nhất là các trường hợp giao dịch qua sàn TMĐT.

  • Khả năng đổi mới liên tục để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng: Cần đảm bảo đủ nguồn lực, quy trình và công nghệ phù hợp,.. để giải quyết vấn đề nhanh chóng.

  • Đảm bảo sự trải nghiệm của khách hàng: Phải tạo ra sự thay đổi trải nghiệm của khách hàng từ quy trình làm việc,.. cho đến quy trình mua bán. Đã áp dụng công nghệ mới thì phải có sự thay đổi

  • Mất cơ hội việc làm và tính chính xác: do công nghệ AI máy móc thay thế con người và các thuật toán của học máy ML có thể tính toán sai.

Trên đây là 11 rủi ro, thách thức mà doanh nghiệp thời trang có thể gặp phải trong quá trình CĐS. Nếu bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực thời trang, điều hành doanh nghiệp thời trang… hãy thử tham khảo nhé!

Tin nổi bật trong ngày

Công cụ Thiết kế Rập Online - Giải pháp tự động hóa thiết kế giúp tiết kiệm thời gian và chi phí
28/06/2022
ERP Là Gì? Phần Mềm ERP Có Cần Thiết Cho Doanh Nghiệp?
13/05/2022
Chiến Lược Tăng Tỉ Lệ Mua Hàng Cho Doanh Nghiệp Thời Trang SME
12/05/2022
Chuyển Đổi Số Cho Nhà May - Nên Hay Không?
11/05/2022
[Góc Tư Vấn] Phần Mềm ERP Giá Bao Nhiêu?
09/05/2022