[Cập nhật] 5 Xu hướng chuyển đổi số trong ngành Thời trang

Thời đại Công nghệ Kỹ thuật số lên ngôi, chuyển đổi số (digital transformation) là xu hướng tất yếu đã tác động tới mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội. Trong đó, đối với các ngành nghề và nhiều doanh nghiệp đã không ngừng đổi mới, ứng dụng các công nghệ số để tạo nên sự thay đổi vượt trội. 

Đánh giá chung những lợi ích mà chuyển đổi số đem lại cho các ngành nghề cũng như trong doanh nghiệp:

  • Cắt giảm chi phí vận hành

  • Tăng khả năng tiếp cận khách hàng trong thời gian dài hơn

  • Lãnh đạo quản lý hiệu quả và đưa ra chỉ đạo chính xác nhờ những báo cáo/ thống kê nhanh chóng, trực quan. 

  • Tối ưu hóa được nhiều hoạt động khác nhau: năng suất làm việc của nhân viên,... 

chuyển đổi số thời trang

Hình ảnh minh họa (Internet): Chuyển đổi số ngành thời trang

Và thời trang cũng không nằm ngoài xu hướng này. Thời trang được xem như một ngành công nghiệp thiết yếu, đáp ứng nhu cầu “mặc đủ”, “mặc vừa”, hơn nữa là “mặc đẹp” của con người. Chính vì vậy phải thường xuyên “update trends” mới, bắt kịp những xu thế mới của thời đại. Đặc biệt là sau giai đoạn đại dịch Covid có rất nhiều biến động mới.

>>> Xem thêm: Ngành thời trang đã “chạy đua” như thế nào trên con đường chuyển đổi số?

>>> Xem thêm: 11 thách thức và rủi ro khi thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp thời trang

>>> Xem thêm: Những doanh nghiệp may mặc ứng dụng thành công các phương pháp chuyển đổi số 

5 xu hướng chuyển đổi số trong ngành thời trang

Tổng kết 5 từ khóa chính của “dòng chảy chuyển đổi’ này: 

  • Tiếp thị Smartphone

  • Truyền thông trên MXH

  • Tính cá nhân hóa

  • Ứng dụng công nghệ/ phần mềm

  • Người nổi tiếng

1 - Thói quen mua hàng và chiến lược tiếp thị bằng Smartphone

Thói quen tiêu dùng của nhiều người hiện nay sử dụng điện thoại để tìm kiếm thông tin, mua hàng và trả tiền. Chiếc điện thoại chính là “vật bất ly thân” tích hợp nhiều tính năng thông minh giúp tăng khả năng trải nghiệm và giải quyết các vấn đề mua sắm nhanh chóng, gọn gàng.

Theo thống kế của Statista - đơn vị chuyên về thị trường và dữ liệu tiêu dùng cho thấy tỷ lệ người Việt Nam sử dụng điện thoại thông minh nằm trong top 10 toàn cầu, tương đương khoảng 64% dân số Việt Nam. Tỷ lệ này cũng đồng nghĩa với việc thể hiện sự phát triển nền kinh tế của một đất nước. 

Và theo thống kê của Đại diện Cục Viễn thông của Bộ Thông tin và Truyền thông tính đến tháng 3 năm 2022, con số tỷ lệ tăng lên thành 73.5 %. Trên đà phát triển, chúng ta tiếp tục  đặt mục tiêu tăng tỷ lệ lên 85% người trưởng thành có điện thoại di động thông minh

Qua các cuộc khảo sát đã chứng minh thực tế khả năng sở hữu và thói quen sử dụng thiết bị điện thoại di  này. Chính vì vậy nhiều ngành hàng đã nắm bắt được điểm này và phát triển chiến lược tiếp thị qua smartphone.

chiến lược tiếp thị bằng smartphone

Hình ảnh minh họa (Internet): Chiến lược tiếp thị bằng Smartphone

Cụ thể đối với ngành thời trang, nhiều người có thói quen mua sắm là sử dụng các app điện thoại, tìm kiếm sản phẩm mong muốn, thanh toán và giao hàng tận nơi (đặc biệt là ở nữ giới). Các nhà kinh doanh, quảng cáo - marketing dựa trên những đặc điểm này đã đưa ra các chiến lược tiếp thị hiệu quả và tạo ra nhiều tính năng chỉ sử dụng thích hợp trên điện thoại.

2 - Kế hoạch truyền thông trên Internet & MXH

Cùng với thói quen sử dụng điện thoại thông minh kết hợp với truyền thông trên các phương tiện mạng xã hội sẽ là một kế hoạch tuyệt vời. 

Lợi thế của các mạng xã hội hiện nay như Facebook, Youtube, Instagram hay Tiktok,... là khả năng tiếp cận nhanh trong tích tắc và trên diện rộng. Đối tượng của bạn có thể ở bất kì đâu, bất kì thời gian nào và chỉ cần truy cập vào các nền tảng mạng xã hội cần thiết. Bên cạnh đó, mạng xã hội cũng có tác dụng thúc đẩy, kích cầu mua sắm thông qua một số hoạt động xây dựng đội nhóm. Nếu biết cách tận dụng các nền tảng này thì các thương hiệu thời trang có thể vừa bán được hàng, vừa phủ rộng được danh tiếng mà không phải chi khoản tiền quá lớn.

truyền thông mxh

Hình ảnh minh họa (Internet): Truyền thông MXH

3 - Chú trọng vào tính cá nhân hóa và nhắm đến mục tiêu

Và cuối cùng đó là chú trọng vào tính cá nhân hóa và “thỏa mãn” các mục tiêu/ nhu cầu của họ. Thời đại ngày càng phát triển, nhiều thiết bị công nghệ tân tiến ra đời với chủ đề nâng cao sự tự động, tự chủ của cá thể sử dụng. Đặc biệt là trong và sau thời gian đại dịch Covid, người mua sắm càng mong đợi vào sự trải nghiệm mang tính cá nhân hóa hơn nữa.

cá nhân hóa thời trang

Hình ảnh minh họa (Internet)

Điều đó cũng thể hiện được giá trị thực sự của các công nghệ chuyển đổi số như BigData, AI,..mang lại cho các doanh nghiệp hiểu được thói quen, nhu cầu, gu thời trang của khách hàng tiềm năng chưa mua sản phẩm bao giờ. Giúp cho doanh nghiệp có những dự báo, dự đoán gần chính xác nhất. Đồng thời cũng giúp cho khách hàng tăng sự trải nghiệm, tìm ra được những sản phẩm “sinh ra là để dành cho họ”.

 4 - Ứng dụng công nghệ/ phần mềm vào quản lý và bán hàng

Sử dụng công nghệ, đổi mới kỹ thuật số là một cách để ngành thời trang bắt nhịp xu thế và nâng tầm dịch vụ phục vụ khách hàng. Bây giờ bạn thử dạo quanh một số cửa hàng/ shop thời trang, thậm chí là trong doanh nghiệp - xưởng may cũng sẽ khó bắt gặp một nơi không ứng dụng công nghệ để bán hàng hay sản xuất sản phẩm. Ví dụ trong shop quần áo sẽ có máy bán hàng, máy in hóa đơn, máy in mã vạch,... Trong doanh nghiệp/ xưởng may có các máy móc như máy may, máy nhuộm vải,..

Trong quá trình chuyển đổi số không thể thiếu được phần mềm ERP - phần mềm quản lý giúp tối ưu chi phí, tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất lao động . Hiện nay tại Việt Nam cũng đã có rất nhiều phần mềm ERP quản lý công việc, bán hàng và có những phần mềm chuyên dụng cho ngành thời trang. Chẳng hạn như phần mềm bán hàng sapo, phần mềm quản trị thời trang T4T, phần mềm Retex….

hãy giải phóng thời gian của bạn

Hình ảnh minh họa: Ứng dụng công nghệ/ phần mềm vào quản lý và bán hàng

 

>>> Xem thêm: Chuyển đổi số cho Nhà may - Nên hay Không?

>>> Xem thêm: Giới thiệu thông tin cơ bản về phần mềm quản lý may mặc 

5 - Sử dụng sức ảnh hưởng của người nổi tiếng

Người nổi tiếng có sức ảnh hưởng không nhỏ tới người hâm mộ của họ. Và người hâm mộ có xu hướng là tin dùng và mua ủng hộ thần tượng của mình. Vì vậy, Người nổi tiếng sẽ giúp các nhãn hàng thời trang tiếp cận với khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng và giúp gia tăng lượng hàng hóa bán ra lên rất nhiều lần. 

Trên đây là 5 xu hướng chuyển đổi số hiện hành trong ngành thời trang nói chung và cụ thể ở thị trường Việt Nam. Hãy là một doanh nghiệp thời trang “đồng hành” cùng tốc độ phát triển của thời đại và tạo ra những bước phát triển đột phá.

Tin nổi bật trong ngày

Công cụ Thiết kế Rập Online - Giải pháp tự động hóa thiết kế giúp tiết kiệm thời gian và chi phí
28/06/2022
ERP Là Gì? Phần Mềm ERP Có Cần Thiết Cho Doanh Nghiệp?
13/05/2022
Chiến Lược Tăng Tỉ Lệ Mua Hàng Cho Doanh Nghiệp Thời Trang SME
12/05/2022
Chuyển Đổi Số Cho Nhà May - Nên Hay Không?
11/05/2022
[Góc Tư Vấn] Phần Mềm ERP Giá Bao Nhiêu?
09/05/2022