Con đường chuyển đổi số của ngành Thời trang diễn ra như thế nào?
Ngành thời trang trên Thế giới nói chung và ở thị trường Việt Nam nói riêng cũng đã gia nhập vào con đường chuyển đổi số.
Chuyển đổi số giúp cho các thương hiệu thời trang tạo ra những bước phát triển vượt ngoài mong đợi và hơn hết là có thể “trụ vững” trong thời kỳ đầy những biến động, nhất là ở giai đoạn đại dịch Covid 19 vẫn đang diễn ra.
Đó chính là cơ hội nhưng cũng chính là thách thức khó nhằn, vậy ngành thời trang đã “chạy đua” như thế nào trên con đường chuyển đổi số?
Hình ảnh minh họa Internet
Thói quen quyết định nhu cầu: Mua sắm trực tuyến và cập nhật xu hướng thời trang
Từ khi đại dịch Covid 19 xuất hiện khiến cho các hoạt động tiếp xúc trực tiếp của con người bị hạn chế nên đã hình thành một thói quen mới.
Người ta phải ở nhà nhiều hơn và dành phần lớn thời gian làm bạn với các thiết bị công nghệ hiện đại. Trong đó có thói quen sử dụng Smartphone là diễn ra thường xuyên nhất.Theo một thống kê do chịu ảnh hưởng của Covid 19 nên trên Thế giới có khoảng 70% người sử dụng smartphone nhiều hơn. Ở tại Việt Nam theo báo cáo “Thị trường điện thoại và ứng dụng di động Việt Nam” của Appota phát hàng thì tỷ lệ người sử dụng smartphone lên tới 45% dân số Việt Nam và xếp thứ 15 trên Thế giới.
>>> Xem thêm: Cập nhật ngay 5 xu hướng chuyển đổi số trong ngành thời trang
Và từ thói quen ấy cùng sự hạn chế khoảng cách đã “nảy sinh” một nhu cầu mới - Họ vẫn muốn mua sắm, vẫn muốn mặc đẹp - Nhu cầu mua sắm trực tuyến và cập nhật xu hướng thời trang.
Cũng theo một báo cáo của Công ty Adsota thể hiện kết quả khảo sát người dân thành thị Việt Nam về nhu cầu mua sắm. Trong đó có đến 87% người tham gia khảo sát cho thấy họ có nhu cầu mua sắm quần áo trực tuyến và thanh toán giao dịch điện tử.
Hình ảnh minh họa Internet
Thói quen và nhu cầu con người có sự thay đổi rõ rệt, thậm chí duy trì trong và sau thời gian giãn cách bởi đại dịch Covid 19. Nhiều doanh nghiệp/ công ty thời trang đã nhận ra rằng ngày càng có nhiều người thích mua sắm quần áo trực tuyến và tìm kiếm xu hướng thời trang trên mạng Internet.
Nhu cầu số thời đại mới - Thị trường TMĐT lên ngôi và ứng dụng công nghệ chuyển đổi số
Thị trường TMĐT lên ngôi
Để không nằm ngoài cuộc chơi cùng với sự hỗ trợ của các công nghệ số, các doanh nghiệp/ cửa hàng thời trang điều chỉnh hoạt động và tham gia vào con đường chuyển đổi số nhằm tạo ra doanh thu đột phá. Bước đầu tiên chính là thay đổi kênh bán hàng để tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Đầu tư vào bán hàng trên sàn TMĐT là một phương pháp hữu hiệu.
Trên các sàn TMĐT sẽ cung cấp đủ các mặt hàng, mẫu mã đa dạng, và có thể so sánh để thỏa mãn các cấp độ nhu cầu của người mua.
Doanh thu bán hàng thời trang trên kênh TMĐT ở quy mô toàn cầu đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong 6 năm trở lại đây từ 16% lên 29% trong 8 tháng đầu năm 2020 theo báo cáo của State of Fashion 2021.
Ở thị trường Việt Nam theo báo cáo Thị trường quảng cáo số Việt Nam 2021: Chiến lược đón đầu và đột phá” đã chỉ ra điểm rất ấn tượng và gây ngạc nhiên: Thị trường TMĐT đạt mức tăng trưởng 18% kể cả trong đại dịch, số lượng người dùng mới tăng lên 41% và 91% trong số 41% người đó quyết định sử dụng TMĐT lâu dài.
Vậy nên có thể nhận định rằng Thị trường Thương mại Điện tử (TMĐT) đang lên ngôi và trở thành xu thế tất yếu ngành thời trang phải chuyển dịch theo.
Hình ảnh minh họa: Thị trường TMĐT lên ngôi
Ứng dụng công nghệ số chuyển đổi số thời trang
Bên cạnh việc tìm kiếm kênh bán hàng hiệu quả, để thích nghi hơn với công cuộc chuyển đổi số nhiều doanh nghiệp/ công ty thời trang ứng dụng công nghệ số để quản lý và sản xuất sản phẩm như: phần mềm quản lý Erp, Bigdata, AI, In 3D,..
Những công nghệ số này được hi vọng và hứa hẹn mở ra tương lai mới cho ngành thời trang.
>>> Xem thêm: Các trào lưu công nghệ ứng dụng vào thời trang (P1)
>>> Xem thêm: Các trào lưu công nghệ ứng dụng vào thời trang (P2)
Đối mặt với thách thức và thực hiện chuyển đổi số, ngành thời trang tạo nên bước phát triển vượt bậc
Hiện nay cũng đã có nhiều doanh nghiệp/ thương hiệu thời trang ứng dụng công nghệ chuyển đổi số.
Kể đến như thương hiệu IVY MODA ứng dụng công nghệ RFID hay còn gọi là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến đã giúp cho thương hiệu này giảm tải cho hệ thống nguồn lưu trữ công đoạn xử lý mã hàng hóa. Đồng thời doanh số bán hàng trực tuyến tăng gấp đôi giai đoạn 2019 - 2020.
Hay như thương hiệu Elise cho ra mắt một website chứa số lượng sản phẩm lên hàng chục nghìn, trong một ngày có thể chuyển hết tất cả các sản phẩm đặt hàng kèm theo dịch vụ gói quà. Điều này đã làm tăng sự hài lòng của khách hàng và đương nhiên là kéo theo doanh thu tăng.
Cùng nhiều thương hiệu khác,...
Tuy nhiên, đối với thị trường Việt Nam, ứng dụng công nghệ chuyển đổi số đã mang lại nhiều lợi ích. Nhưng mặt hạn chế là chưa hoàn toàn thích nghi và tối ưu được các công nghệ này. Hình dung rõ ràng hơn, tức là chúng ta chưa hoàn toàn làm chủ được công nghệ do gặp vướng mắc về vốn và công nghệ. Chúng ta chưa phát huy được hết công dụng của công nghệ số.
Vậy nên ngành thời trang Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh sự hội nhập, sự đổi mới hơn nữa để ứng dụng tốt nhất công nghệ số và tạo ra sự thay đổi kỳ tích.