Điểm danh một số Doanh nghiệp Thời trang - May mặc ứng dụng chuyển đổi số thành công

1 - Công ty TNHH Phú Tường

Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số ngành dệt may tỉnh miền Trung và đã đạt được những kết quả nhất định.

Đứng trước những thách thức của đại dịch Covid 19 cùng những hệ quả để lại khiến cho công tác sản xuất, lao động có nhiều hạn chế, nhiều vấn đề tồn đọng xảy ra, Ban lãnh đạo phải tìm ra hướng đi mới đúng đắn.

Hình ảnh minh họa: Công ty TNHH Phú Tường

Công ty đã ứng dụng thành công giải pháp chuyển đổi số vào công tác quản lý sản xuất; từ khâu tiếp nhận vật tư nguyên phụ liệu cho đến khâu hoàn thiện để xuất đơn hàng đi Mỹ và Châu Âu.

2 - Công ty CP Đầu tư và thương mại TNG

Bên cạnh đó, Công Ty Cổ phần Đầu tư và Thương Mại TNG (TNG) cũng là một trong những đơn vị tiêu biểu trong ngành Thời trang - Dệt may thực hiện chuyển đổi số thành công.

Công ty áp dụng các giải pháp giúp TỰ ĐỘNG HÓA nhiều khâu trong quy trình làm việc giúp cho năng suất lao động không những được cải thiện rõ ràng mà còn tăng lên đáng kể. Đó là sử dụng các máy móc như: hệ thống máy cắt tự động, máy chạy vải tự động, máy may tự động, máy in tự động…

Hình ảnh minh họa - Bùi Thế: Công ty TNG đầu tư trang thiết bị hiện đại

Nhờ đó, khi doanh nghiệp phải nhận nhiều đơn hàng vẫn hoàn toàn tự tin thực hiện tốt, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng. Tính ra doanh thu 7 tháng đầu năm 2021 theo báo cáo của lãnh đạo TNG cho thấy có nhiều tín hiệu tích cực, thu được hàng nghìn tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận, “tăng trưởng lần lượt là 21.3% và 19.5% so với cùng kỳ năm 2020.

3 - Công ty TNHH Việt Thắng Jean

Tiếp tục là một doanh nghiệp ứng dụng sự TỰ ĐỘNG HÓA vào quy trình làm việc và sản xuất. Lãnh đạo của Việt Thắng Jean đã đầu tư vào trang bị hệ thống công nghệ mới - tự động hóa kết nối trên nền tảng Internet để thay thế cho các hoạt động thông thường của công nhân.

Hình ảnh minh họa: Công ty Việt Thắng Jean

Bằng việc thay thế sức lao động thủ công sang các hoạt động máy móc được lập trình tự động thì trung bình sản xuất ra một thành phẩm quần Jean mất khoảng 10s. So với thời gian do sức người lao động ngày xưa là khoảng 13 phút.  

Và với việc tăng nhanh thời gian sản xuất ra một thành phẩm, năng suất lao động được gia tăng đáng kể, sản lượng sản phẩm đạt chất lượng cũng tăng cao, giảm thiểu những rủi ro đứt gẫy do yếu tố ngoại cảnh tác động.

Tạm kết

Hiện nay cũng đã có rất nhiều doanh nghiệp nói chung và trong lĩnh vực thời trang - may mặc nói riêng ý thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số và từng bước thực hiện đạt được những kết quả khả quan. 

Theo như báo cáo, có khoảng 30% doanh nghiệp dệt may đã ứng dụng công nghệ TỰ ĐỘNG HÓA vào công đoạn sản xuất. Và tính toán sơ bộ thì mỗi một máy móc công nghệ này có thể thay thế sức lao động của khoảng 49 người.

Trong tương lai chắc chắn sẽ còn nhiều những thay đổi đột phá, đáng mừng hơn nữa.

Tin nổi bật trong ngày

Công cụ Thiết kế Rập Online - Giải pháp tự động hóa thiết kế giúp tiết kiệm thời gian và chi phí
28/06/2022
ERP Là Gì? Phần Mềm ERP Có Cần Thiết Cho Doanh Nghiệp?
13/05/2022
Chiến Lược Tăng Tỉ Lệ Mua Hàng Cho Doanh Nghiệp Thời Trang SME
12/05/2022
Chuyển Đổi Số Cho Nhà May - Nên Hay Không?
11/05/2022
[Góc Tư Vấn] Phần Mềm ERP Giá Bao Nhiêu?
09/05/2022