6 Điều nên chuẩn bị khi thành lập doanh nghiệp may mặc
Công tác chuẩn bị là một việc không nên xem nhẹ, thậm chí là một bước không được phép bỏ qua khi bạn cần làm việc quan trọng. Đặc biệt là khi thành lập một doanh nghiệp. Thực hiện tốt việc chuẩn bị đồng nghĩa là bạn đã sẵn để làm tốt nhất mọi thứ:
“Thành công trong chuẩn bị là chuẩn bị cho thành công”
Hình ảnh minh họa (Internet)
1. Nghiên cứu về sản phẩm sẽ kinh doanh
Bước đầu tiên trong quá trình khởi nghiệp - thành lập doanh nghiệp may mặc là nghiên cứu kỹ lưỡng về sản phẩm định kinh doanh.
Bạn không thể “thích gì làm nấy”, hoặc có suy nghĩ là “muốn bán gì cũng được”, “cái này mốt, bán được”. Nếu bạn bỏ qua bước này, hoặc làm qua loa thì rất dễ bị mơ hồ, khó hình dung ý tưởng. Từ đó dẫn tới việc tư vấn, xúc tiến và giới thiệu sản phẩm có thể bị kém hấp dẫn. Hơn nữa, có khi là còn gây khó khăn trong công tác đào tạo nhân sự.
2. Lên kế hoạch kinh doanh
Sau bước đầu có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, cẩn thận sẽ tiến hành lập kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh càng chi tiết, càng vững chắc sẽ hướng dẫn bạn đi tới thành công nhanh hơn. Xác định rõ các kế hoạch chiến lược, tầm nhìn xa - tầm nhìn ngắn hạn để đặt mục tiêu hợp lý.
Bên cạnh đó, bản kế hoạch kinh doanh còn rất cần thiết trong việc trình bày ý tưởng của mình đến nhà đầu tư tiềm năng. Để có được chiến lược phù hợp cần có cái nhìn nhạy bén, khả năng đánh giá thị trường cũng như nhìn nhận được tiềm năng của sản phẩm.
3. Chuẩn bị đủ nguồn vốn làm nền tảng
Tiếp đến, khi đã nghiên cứu về sản phẩm và lên kế hoạch phát triển thì bạn cần phải có nguồn vốn nhất định để thực hiện những ý tưởng đã vạch ra.
Nguồn vốn nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô. Bạn sẽ không thể làm được bất cứ việc gì nếu không có nguồn vốn đủ, chưa tính đến dư thừa. Nhất là khi doanh nghiệp được thành lập sẽ có rất nhiều điều phát sinh thêm.
4. Xác định thị trường mục tiêu
Hàng bán ra không thể không có khách hàng, cũng không thể cứ bán rồi sẽ có khách mua. Việc xác định thị trường mục tiêu và đối tượng khách hàng giúp đánh giá thị trường, nhắm đúng vào tệp khách hàng tiềm năng làm điểm tựa phát triển. Và hơn nữa là biến khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng mục tiêu, mở rộng và thu hút được nhiều khách hàng hơn.
5. Thuê kế toán
Đối với một doanh nghiệp mới thành lập, mọi thứ mới bắt đầu thì có thể chưa cần tới một nhân sự cứng để làm công tác kế toán. Thay vào đó, bạn có thể thuê kế toán dịch vụ để tiết kiệm chi phí ban đầu.
Sau khi mọi thứ đã đi vào quỹ đạo, hãy cân nhắc và đầu tư vào các kế hoạch “cứng”.
6. Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp
Tương tự như việc thuê kế toán, việc cần thiết phải hoạch định tài nguyên doanh nghiệp. Hoạch định ngay từ đầu, quản lý rõ ràng từng công đoạn sẽ giúp bạn nắm rõ được tình trạng, hay vấn đề đang nằm ở đâu. Nâng cao năng suất lao động,... tìm ra hướng đi đúng đắn.
Cơ bản bạn không thể quản lý thủ công, bước đầu có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ. Gợi ý tới bạn các phần mềm quản lý ERP, các phần mềm chuyên dụng quản trị trong ngành thời trang.
Giải pháp phần mềm T4T dành riêng cho quản trị Nhà may, Doanh nghiệp Thời trang SME với các tính năng hữu ích như:
Quản lý hồ sơ thiết kế - Quản lý chuyên sâu dự án, sản phẩm & dịch vụ tích hợp công nghệ hiện đại hỗ trợ thiết kế và định hướng phong cách theo xu hướng.
Các giải pháp quản lý cửa hàng & bán hàng hiệu quả: Quản lý công việc, quản lý nhân sự, quản lý bán hàng, ..dễ dàng và mở rộng cơ hội kết nối nhiều khách hàng hơn.
Các giải pháp quản lý toàn diện góp phần tăng trưởng giá trị: Kết hợp và bổ sung các tính năng quản lý từ A - Z giúp cho doanh nghiệp SMEs hoạt động hiệu quả trên một nền tảng đồng bộ: Quản lý thông tin khách hàng, quản lý chi nhánh, quản lý tài chính, hàng tồn kho, hệ thống Marketing, CRM - HRM,...