Kinh nghiệm quản lý sản xuất ngành dệt may thời đại chuyển đổi số

Thời đại công nghệ 4.0 hiện nay gắn liền với công cuộc chuyển đổi số và có tác động mạnh mẽ tới các hoạt động của các ngành nghề, doanh nghiệp. Trong đó ngành dệt may cũng không phải ngoại lệ.

Rõ ràng trong hoạt động thường ngày, đặc biệt là do ảnh hưởng của đại dịch, nếu không lựa chọn giải pháp phù hợp thì có thể sẽ phát sinh thêm những vấn đề không mong muốn. Điều quan trọng nhất đó là đối với doanh nghiệp dệt may dù lớn hay nhỏ cũng phải nắm vững những kinh nghiệm quản lý sản xuất.

Dưới đây là một số kinh nghiệm quản lý sản xuất dành cho ngành dệt may được chia sẻ bởi các chuyên gia.

 Hình ảnh minh họa (Internet)

1 - Quản lý đơn hàng

Quản lý đơn hàng tốt, chi tiết sẽ giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn khách quan về nguồn nguyên vật liệu cần sử dụng trong sản xuất. Đồng thời giải quyết bài toán lợi nhuận trên từng đơn hàng khi nắm rõ về giá thành sản phẩm là bao nhiêu, có bao nhiêu đơn hàng và sản phẩm nào được yêu thích nhất…

2 - Quản lý lệnh sản xuất và tiến độ sản xuất

Quản lý lệnh sản xuất và tiến độ sản xuất là công đoạn rất dễ xảy ra sai sót. vì vậy càng cần phải quản lý cẩn thận để tránh tình trạng quá tải xảy ra. Doanh nghiệp cần phải thường xuyên phân phối điều lệnh sản xuất tới các bộ phận sản xuất. Ngoài ra phải cụ thể hóa nhiệm vụ tới từng tổ sản xuất đảm bảo đúng tiến độ và liên tục cập nhật trạng thái.

Hình ảnh minh họa (Internet)

3 - Quản lý, kiểm kê kho hàng

Đặc điểm của ngành dệt may là có rất nhiều thứ cần phải kiểm kê như nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng bán ra, hàng tồn kho,... vì vậy cũng cần phải có sự quản lý để tối ưu kho nhất có thể.

Việc tối ưu kho sẽ giúp rút ngắn thời gian thực hiện, hạn chế được những nhầm lẫn, sai sót, thất thoát hàng hóa trong kho.

Và để quản lý tối ưu kho thì cách tốt nhất là nên sử dụng tới các phần mềm quản lý chuyên nghiệp thay vì sử dụng giấy tờ hay quản lý thủ công.

Gợi ý tới các doanh nghiệp phần mềm quản trị T4T - phần mềm dành riêng cho ngành thời trang nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng.

Hình ảnh minh họa (Internet)

4 - Quản lý nhân viên

Trong quy trình quản lý sản xuất ngành dệt may không thể không quản lý vấn đề nhân sự. Doanh nghiệp muốn quy trình sản xuất hoạt động theo đúng kế hoạch đề ra thì cần phân chia, điều phối lao động phù hợp với từng công đoạn trong dây chuyền.

5 - Xây dựng hệ thống báo cáo chuyên nghiệp

Dù bất cứ doanh nghiệp quy mô lớn hay nhỏ thì báo cáo kết quả công việc là việc không thể thiếu. Báo cáo theo ngày/tuần/năm/tháng giúp cho người quản lý, lãnh đạo nắm bắt được tiến độ và đánh giá quá trình thực hiện.

Bản báo cáo sẽ phản ánh chân thực về quy trình hoạt động, về doanh thu cũng như lợi nhuận. Vì vậy cần thiết phải xây dựng hệ thống báo cáo chuyên nghiệp, rõ ràng ngay từ đầu. Và sử dụng phần mềm quản lý chuyên dụng sẽ là một lựa chọn không tồi.

Tin nổi bật trong ngày

Công cụ Thiết kế Rập Online - Giải pháp tự động hóa thiết kế giúp tiết kiệm thời gian và chi phí
28/06/2022
ERP Là Gì? Phần Mềm ERP Có Cần Thiết Cho Doanh Nghiệp?
13/05/2022
Chiến Lược Tăng Tỉ Lệ Mua Hàng Cho Doanh Nghiệp Thời Trang SME
12/05/2022
Chuyển Đổi Số Cho Nhà May - Nên Hay Không?
11/05/2022
[Góc Tư Vấn] Phần Mềm ERP Giá Bao Nhiêu?
09/05/2022